Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

3 điều giúp bạn đánh tan căng thẳng công việc khi đi làm sau thời gian cách ly

Gần như mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc đã bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19. Làm những công việc lặt vặt, quan tâm đến bạn bè và gia đình, chăm sóc trẻ trong khi trường học bị đóng cửa và ngay cả giữ gìn sức khỏe cũng đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trên hết, người lao động không ngừng lo lắng công việc của mình có thể bị cản trở và mất nhiều thời gian hơn trong sắp xếp công việc ở nhà khi quay trở lại làm việc.

David Rock - người sáng lập và Giám đốc điều hành của Viện NeuroLeadership (một công ty phát triển khả năng lãnh đạo dựa trên khoa học) trong một bài phỏng vấn với CNBC Make It cho biết: “Cảm giác lo lắng ấy giống như việc vào một ngày nào đó chúng ta thức dậy ở trong một trận chiến mà chưa hề được đào tạo bất cứ một kỹ năng nào. Khi đó não bộ chúng ta sẽ trở nên bối rối không thể vận hành một cách trơn tru được”. Bạn sẽ cảm giác như căng thẳng có thể ập đến bất cứ lúc nào.  

Ba nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng mà chúng ta cần hạn chế tốt đa đó là: cảm giác bất an, thiếu tự chủ và việc giảm tương tác xã hội tích cực.

“Ba yếu tố đó kết hợp lại gây ra sự trải nghiệm căng thẳng nhất trong cuộc sống của hầu hết mọi người”, Rock cho biết thêm.

Nhưng may mắn là việc xác định được ba nguyên nhân gốc rễ gây căng thẳng này chính là bước đầu tiên để vượt qua nó. Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy thực sự không vượt qua được nó, bạn có thể đến gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Dưới đây là những gợi ý của Rock về những cách thức đơn giản để chống lại sự căng thẳng khi bắt đầu đi làm trở lại sau đợt nghỉ cách ly kéo dài:

1. Đặt giới hạn thời gian cho việc cập nhật tin tức hàng ngày của bạn

“Bạn có thể cảm thấy tin tức đang làm cho bạn an tâm hơn nhưng thực sự nó còn làm bạn lo lắng hơn”. Rock cho biết. Do đó, bạn nên giới hạn thời gian và sức lực cho việc đọc tin tức, trừ những thông tin cần thiết về cách giữ an toàn cho bạn và gia đình.

Trước tiên, hãy cố gắng giới hạn số lần bạn lướt qua bảng tin trên mạng xã hội của mình hay xem những kênh tin tức trên TV . Ví dụ: bạn có thể kiểm tra tin tức vào buổi sáng trước khi đi làm việc và vào buổi tối trước bữa tối. Nhưng hãy đặt báo động thời gian khi bạn phải dừng lại.

“Việc không tập trung quá nhiều vào tin tức có thể tốt cho sức khỏe tinh thần để bạn có năng suất hơn”, Rock cho biết. Hãy phân phối hợp lý thời gian bạn dành cho tin tức, làm việc và theo đuổi sở thích cá nhân như bình thường.

2. Tập trung vào các phần việc trong ngày bạn có thể kiểm soát

Đối với nhiều người, thời gian làm việc tại nhà đồng nghĩa với việc kéo theo một loạt những phiền nhiễu: bạn cùng nhà, đối tác, trẻ em, việc lặt vặt. Tất cả những điều này có thể khiến bạn cảm thấy như một ngày của bạn đang trôi qua một cách lãng phí.

Nhưng khi quay lại với công việc, sắp xếp công việc ở nhà và ở công sở cũng khiến bạn căng thẳng không ké. Sự chắc chắn và tự chủ khi đặt một lịch trình và tuân thủ nó là rất quan trọng. Hãy lập ra một lịch trình làm việc buổi sáng và buổi tối rõ ràng, phối hợp với mọi người trong gia đình bạn để giải quyết việc nhà. Ngoài ra, cũng nên trao đổi với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Hãy nhớ rằng khi căng thẳng, bạn có thể trở nên cáu kỉnh đối với người khác. Khi mọi thứ hoàn toàn mất kiểm soát, ngay cả những yếu tố gây căng thẳng nhỏ cũng trở thành những yếu tố gây căng thẳng lớn.

Hãy cởi mở với những người khác về những điều bạn cần từ họ để tránh những xung đột thậm chí là nhỏ xảy ra, cho dù là thành viên trong gia đình hay đồng nghiệp của bạn trong suốt ngày làm việc. Học cách đồng cảm khi bạn nhận được phản hồi từ người khác cũng có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn.

Nghe có vẻ đơn điệu, nhưng nó thực sự có tác động mạnh mẽ để bạn chủ động đưa ra lựa chọn trong tình huống mà dường như bạn không thể thay đổi được nữa. Có thể xem như sự suy thoái này là một cơ hội hữu ích cho bạn dành thời gian để đánh giá lại sở thích nghề nghiệp của mình, gắn kết lại với những người thân yêu và có được một trạng thái tốt hơn cả về thể chất và cảm xúc.

3. Thu xếp thời gian để tái hòa nhập xã hội

Gắn kết với những người khác trong và sau đại dịch sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng lại quan trọng hơn bao giờ hết để chống lại sự căng thẳng. Khi quay trở lại cuộc sống bình thường, việc tái hòa nhập cộng đồng giúp chúng ta lấy lại tinh thần, tăng cường kết nối.

Rock cho rằng cũng giống như khi bạn sắp xếp thời gian cho tin tức và công việc, việc sắp xếp thời gian để hòa nhập xã hội sẽ tạo ra sự khác biệt lớn: “Nếu chúng ta không đặt những thứ đó vào lịch trình từ trước thì công việc sẽ mở rộng để lấp đầy thời gian khả dụng”.

Điều đó có thể bao gồm việc tương tác với đồng nghiệp, uống cà phê hoặc ăn trưa... (Tất nhiên với điều kiện giữ khoảng cách an toàn). Bạn có thể gọi điện thoại với bạn bè hoặc thành viên gia đình trong khi đi dạo sau giờ làm việc quanh khu sinh sống để tăng cường sự kết nối.

Điều quan trọng là làm sao cho những sự tương tác này thật chất lượng và tích cực. Rock cho biết: “Chúng ta cần tương tác với mọi người mỗi ngày để làm dịu hệ thống thần kinh”.

Theo CNBC

 

LOTTE FINANCE Network

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.